Học xong càng thấy zống Lợn

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Nguy cơ tan nát di sản Đồng Văn: Từ những góc nhìn.

Mới đây, mình đọc và xem được 1 số status và vài tấm ảnh trên wall của các bạn bè về 1 công trình đang xây dựng tại điểm dừng chân đèo Mã Pì Lèng. Hôm qua, 1 cô em gửi cho mình tấm ảnh, giọng rất ấm ức, nghe tủi tủi là, thương thương là, mà rằng các anh mần ăn kiểu này thì chết thì chết.
 
Hai tấm ảnh đó đây (xin phép không biết ai là tác giả, ai biết nhắc dùm để mình xin phép và trích tên tác giả):
 
 

 
Nói chung các bạn đều rất bức xúc về việc bảo tồn di sản cho CVĐC Đồng Văn. Và việc xây dựng những công trình như này, việc ảnh hưởng đến di sản là không thể tránh khỏi. Khía cạnh bị ảnh hưởng lớn nhất là cảnh quan di sản, khía cạnh nhỏ hơn chút là giá trị địa chất (có lẽ không nhiều khi công trình không ăn quá sâu vào lòng núi - tương đương với 1 nhà dân xây trên cung Mã Pì Lèng).
Giời ạ, có cái gì nhân tạo mà không ảnh hưởng đến tự nhiên? Điểm dừng chân cũ khi bắt đầu xây dựng cạnh đường Hạnh Phúc cũng đã từng ảnh hưởng đến di sản. Và chính con đường Hạnh Phúc kia he he cũng phá hại he he di sản phết.
 Như thế là thống nhất: Xây dựng những công trình như này ảnh hưởng đến di sản.
Bây giờ đến vấn đề tiếp theo: Xây dựng những công trình như này đem lại những ảnh hưởng đến di sản, nhưng những ảnh hưởng đấy có lợi hay có hại?
Hình như là có cả lợi và hại! (?). Hại thì các bạn nói cả rồi.
Mình từng nghe rất nhiều câu đại loại như: Anh lên Đồng Văn giờ không sướng như những năm xưa, nó cứ nhạt dần bản sắc. Và he he cũng nghe: Anh thấy đúng là dân cũng đỡ khổ dần, dù chưa ăn thua gì các chú còn phải cố nhiều. Dưng cái này để sau.
 Những ai không hài lòng với việc xây thêm điểm ngắm cảnh: mình nghĩ phần lớn là dân phượt. Các bạn yêu tự nhiên, thích mạo hiểm, muốn bảo vệ tự nhiên, mình khen. Vì thế các bạn thích cảm giác cheo leo khi chụp ảnh ở mỏm đá ngó xuống Nho Quế đó. Các bạn có cho rằng các ông bà già, cựu chiến binh, các sếp nhớn, các du khách Tây lông, lũ trẻ con 1-6 tuổi... có nên được xuống ngắm dòng Nho Quế từ vị trí đắc địa nhất này không? Và chính các bạn, leo xuống đó có an toàn không?
Câu trả lời các bạn thường đưa ra: các cụ đứng ở trên điểm ngắm cảnh cũ được rồi. He he với tốc độ tăng du khách hiện nay, điểm này trong 1 -2 năm tới đỗ xe còn không đủ diện tích. Hay du khách nên tràn xuống lòng đường?
 Tiếp theo, khi các bạn xả rác hay muốn đi hehe tè, hiện giờ các bạn thực hiện ở đâu? Mình nghĩ đa phần là tưới ngô và bón ruộng. Việc có 1 tổ hợp đầy đủ restroom, thùng rác và hệ xử lý rác thải, bàn ghế ngồi cà phê cà pháo, thợ ảnh hỗ trợ những người đi lẻ... hơn chứ nhỉ?
Có bạn sẽ nói sao không sửa và vệ sinh hàng ngày cái nhà vệ sinh đang có? Sao không đặt thùng rác? Xin trả lời tiền đâu? Vì vậy vấn đề tiếp theo: thu phí là hợp lý. Bạn sử dụng thì bạn phải trả phí. Hơn nữa bạn còn đem lại việc làm và thu nhập cho dân bản địa. - những người chủ di sản vốn từ lâu lắm thường nói: CVĐC chả đem lại gì ngoài rác và nước tiểu, phân hai bên đường he he. Hoa, ngô, lạc vừng thì bị dẵm te tua...
 Sắp tới, ở đây còn có tượng đài TNXP được xây dựng, ở ngã ba Lũng Cẩm - Phó Bảng....... cũng sẽ có Điểm dừng chân được xây dựng. Các bạn sẽ tiếp tục phản đối chứ?
 Các bạn hãy Google search các ví dụ về Di sản tự nhiên trên toàn cầu xem nào. Để coi họ bảo tồn và phát huy ra sao?
Cá nhân mình quan niệm phá hoại di sản là:
 1. Tàn phá nghiêm trọng kết cấu chính của di sản, không có khả năng phục hồi.
2. Không đem lại lợi ích kinh tế, văn hóa cho du khách lẫn cư dân địa phương. 
Và đây mới là phá hoại nè: (ảnh của mình đấy he he đẹp không?)
  
 trong khi cũng nó năm ngoái:
 
 Và cái nhà, hình như làm khách sạn, ở chỗ ngã ba Lũng Cú-Nhà Vương làm mất hẳn góc nhìn đẹp về Nhà Vương sao chẳng ai phản đối? Dững cái đấy đem lại ít lợi ích cho cộng đồng hơn hẳn nhé.
 Một khía cạnh khác, việc xây dựng, mở rộng các điểm dưng chân chính là 1 trong các khuyến nghị của GGN. Theo những gì mình biết, đơn vị chủ đầu tư (không phải BQL CVĐC he he dĩ nhiên) đã 2-4 lần họp tư vấn với mọi cơ quan chuyên môn có thể (2 lần đầu mình biết chính xác - các lần sau mình không được dự). Thành phần lấy ý kiến hoặc dự hoặc đi thực địa khá đầy đủ: Viện KHĐC&KS VN, Cục Di sản, Viện PTDL, Sở TNMT, BQL, Sở GTVT.... Các ý kiến cũng bàn nát nước cả rồi.
 Phản đối như các bạn, mình hehe chê. Các bạn làm LĐ thì chắc đường Hạnh Phúc dân cũng chả có mà đi vì he he bảo tồn di sản. Bảo tồn nên phải trong phát triển. Nếu không, mình xin lỗi, mình và dân địa phương ĐÉO cần di sản thế mới láo (he he mình hay chửi tục đừng có giận).

Để có góc chụp Nho Quế đẹp, còn nhiều điểm khác đẹp hơn mình thề. Zân phượt mà không khám phá ra mình chê he he.
 Hãy nhìn đa chiều mọi vấn đề. Hãy nghĩ cho cả người khác. Và hãy du lịch văn minh, an toàn (cũng như tranh luận he he).
 Mình rất lười viết dài (mà hình như dài quá gòi he he), vì vậy các bạn cứ thoải mái phản biện, mình sẽ trả lời thêm trong phần comment. 

Bài viết còn sai sót xin cứ chưởi nhiệt tình.

NHỮNG HIỂU LẦM THƯỜNG CÓ VỀ DU LỊCH 'PHƯỢT' (BACKPACKERS)

Vài điều mình cho rằng các bạn hay hiểu lầm về du lịch 'phượt' nhất. Lưu ý là Phượt với mình tương đương với Backpacker, hay Tây balo, Ta balo cũng được nhé.

1. Đi bằng xe máy

Sai lầm này phổ biến ở Việt Nam bởi ở đây xe máy là phương tiện cơ động nhất (?), "mạo hiểm" nhất. Trên thực tế thì giới Back-packer sử dụng mọi phương tiện (xài động cơ cơm rau muống/bánh mì bơ là nhiều nhất).




2. Phượt là  du lịch rẻ tiền, tiêu xài ít.

Sai lầm này nghiêm trọng, giới Backpacker thường là những người đam mê du lịch trải nghiệm, dấn thân vào tự nhiên và văn hóa bản địa, chứ không phải nghèo. Họ sẽ từ chối khách sạn 5 sao, nhà hàng 4 giăng, xe 7 lỗ... dù họ đủ tiền để trả cho các dịch vụ đó. Ngược lại, họ trả tiền/ nhiều tiền để đi cuốc đất, tưới rau hay hót phân trâu cùng lông dân, hay bò lê bò càng trên sườn dốc đứng Sapa để hái ngọn su su. Thậm chí trả tiền để vào lớp học trò Kơ Ho tại Lâm Đồng để dạy tí ti tiếng Ăng lê cho các nhi đồng ở đó.

Nếu bạn đã thực sự tiếp xúc với nhiều Backpacker, bạn sẽ giật mình nhận ra ô cái thằng Tây lông lá xồm xoàm, quần áo cáu bẩn mặc cả chai nước để tiết kiệm 500 đồng này là quản lý 1 siêu thị ở Úc lợn cơ á? Con Da đen xì bồ hôi bồ kê kia là Luật sư lương 150 ngàn Đô/năm á? Hay ông già trông như quê Thổ Tang Vĩnh phúc kia có của hàng đồ nhiếp ảnh trăm tỉ cơ á?

Thế sao bọn bỏn không chịu chi tiền cho Ks 5 sao? Vì bỏn không cần, bỏn cần trải nghiệm cuộc sống và tự nhiên bản địa. Bạn có mua Oto không khi bạn cần xe đạp? Mà Oto thì bạn cũng có rồi? Đó là triết lý Phượt.

Hãy nhìn 1 ví dụ về bộ đồ đơn giản và rẻ tiền nhất của dân Bacpacker:





Không rẻ đâu đấy. Các bạn có thể vào Backpacker.com để xem giá.

3. Phượt là đi để học

Thực tế là bạn nên học trước khi đi. Nhất là nên học về tất cả những gì có thể về vùng đất các bạn sắp đến. Nếu không chuyến đi của bạn có thể trở thành thảm họa hoặc bạn sẽ bị cư dân vùng đất đó coi như rác rưởi bay vào.

Luôn nhớ rằng để có trải nghiệm đáng nhớ, việc tôn trọng và tuân theo truyền thống, lối cư xử, sinh hoạt và làm ăn bản địa là vô cùng quan trọng. Hãy tránh:


Cái chưa học được trước khi đi, vui lòng từ từ quan sát, và hỏi.

4. Phượt là đi về vùng cao, vùng sâu, vùng xa

Trái lại, phượt là trải nghiệm. Mà Trải nghiệm thì ngay con phố cạnh nhà hay làng bên cũng là trải nghiệm. Trải nghiệm cũng chưa chắc cần phải tươi mới. Ví dụ như ta đi tìm kiếm lại cảm giác ngày xua ta bé, hay xem và học bác xay bột trẻ em cuối phố, hay đi cùng cô hàng hoa ngày nào cũng qua cửa nhà, hay 1 ngày cùng mấy anh nghiện... cũng hấp dẫn phết. Chỉ có điều để có trải nghiệm thì bạn phải hòa mình. Cái này khó phết.

Phượt giữa phố:


Mình cá là các bạn dễ dàng kiếm được rất nhiều ví dụ minh chứng về việc dân backpacker tham gia các hoạt động thường ngày như nấu cơm, rửa toa lét, làm bánh trôi, hót phân trâu, chùi xe máy, lái máy cày he he với dân địa phương.

5. Phượt đông mới vui

Dĩ nhiên khi bạn trải nghiệm, thì chia sẻ là cần. Nhưng rõ ràng là đặc tính của trải nghiệm mang tính cá nhân cao, chả ai giống ai. Vì thế độ chia sẻ chỉ có thể nằm trong 1 nhóm người nhỏ có quan niệm, sở thích, năng lực cảm nhận.... khá tương đồng nhau mà thôi.


Tay này không đi 1 mình nhé, không thì ma nó chụp ảnh à? He he.

6. Ăn bờ ngủ bụi

Cái này nhiều bạn cũng hay nhầm. Dân Phượt có kinh nghiệm chuẩn bị cực kỳ kỹ càngcho việc ăn ngủ. Đến nỗi họ thậm chí có thể sinh hoạt trong các khu rừng già có cả thú dữ; đi giữa vùng núi tuyết; băng qua sa mạc...Và đó cũng là lý do các bộ đồ phượt chuyên dụng giá bằng cả gia tài.


Nói thật, đến an toàn của mình và bạn đồng hành còn chả quan tâm thì gọi là Amateur chứ Phượt thủ chuyên nghiệp nỗi gì?



Còn tiếp.



(Tuyền bộ ảnh nhặt nhạnh ăn cắp khắp nơi trên Internet)

Phần I: Ký ức ấu thơ - Hà Giang những năm 84-85

Entry cũ trên FB, cop lại sửa chữa tí để mần kỷ niệm.



Nhớ lại chuyện hồi nhỏ mới lớp 1, ngồi xem tivi ở nhà ông ngoại trên cái ghế con (hồi hổi nhà ông có con neptuyn) thì con Lu - 1 em beggie nặng tới 50 cân mà ông nuôi chả hiểu sao rất ghét mình hehe đcc - lén đi tới và cắn 1 phát vào má (vện bảo tại mặt mình giống và có mùi đống cứt), mình nổi điên lên vác 1 cây gậy lao vào nó, nó bỏ chạy, mình đuổi nó vòng quanh xóm 2 vòng, máu trào xuống ướt hết áo (đông xuân :D) và chả đuổi kip (tất nhiên rồi). Nhưng từ đó nó sợ mình ra mặt tmt chả hiểu tại bị mình đuổi hay hôm đó bị ông ngoại xích lại cho 1 trận thừa sống thiếu chết. Sau nghĩ lại thấy mình ngu, tự nhiên đi đuổi chó dù biết đuổi chả được (chắc mặt giống đống cứt mà não thì giống đống phân) - thật vô ích vì đàng nào nó cũng bị không ông ngoại thì các cậu sẽ cho 1 trận ra trò.Từ đó rút ra kinh nghiệm đã nêu trên. Kệ nó, cứ từ từ mọi điều cũng rõ ràng thôi. Và trò nào tay bẩn đều bị cô bắt đi rửa cả.

Đến giờ mình vẫn còn vết sẹo mờ trên má (khâu 9 mũi đấy - chính mẹ mình khâu bằng chỉ mổ mắt tự tiêu - mình vẫn nhớ tay mẹ run run khi khâu). May mà là mẹ mình khâu chứ đưa xuống bệnh viên của bác sĩ Năm (lúc đó là giám đốc BV đa khoa HG) cho mấy ông bác sĩ mà sau này mình lớn mới dám trêu mấy bác ấy là bác sĩ "mổ lợn" thì bây giờ dễ có hẳn 1 con rết trên má :P. Dây với chó có thắng cũng để lại sẹo và chỉ người thân mới làm điều tốt nhất cho mình hehe.

Lại nhớ chuyện Bệnh viện. Hồi hổi mama toàn điệu cổ mình xuống viện để học 1 buổi (xưa cấp I chỉ học 1/2 ngày), học xong lang thang trong khuôn viên bệnh viện (vện nói như thằng điên), nói thật cho mấy bạn là khuôn viên bệnh viện hồi đó giống vườn quốc gia Alaska bây giờ (vắng tanh, nhiều hoa và có 1 cây chi lăng thơm lừng). Hồi hổi nhà nghèo, đói ăn nên có 1 món mình mê vô cùng là món lòng già rán ròn (như trẻ em thế hệ 0x mê KFC ý). Hồi đó cũng không ý thức được đó là khúc trực tràng (thuật ngữ y học) vốn chỉ chứa cứt. Lại nhắc mấy bác bác sĩ mổ lợn toàn mổ ruột thừa xong cho mình, và mình đem về đòi mẹ rán cho ăn (hồi đó lớp 1 à), mẹ.. éo cho ăn, cáu. Có 1 lần tự nướng và cắn 1 miếng, cũng ngon chả khác gì khúc chứa cứt của lợn cả. Đôi khi ăn thịt đồng loại (lợn) còn ngon hơn thịt người.

Lại nói chuyện thịt thà, hồi đó chiến tranh với Khựa, ngày nào cũng có hàng đoàn thương binh từ các chốt vùng Thanh Thủy và Yên Minh lũ lượt vào bệnh viện (bệnh viên quân y, dã chiến và cả dân y đều đầy ắp cả - các xe GAT 06 còn chứa xác người, chủ yếu là lính tân binh 17-18 từ Thái Bình, Nam Định có ngọn, chống chất lên nhau chạy qua cửa nhà cơ). Thôi không lan man, hồi đó mình hay bị chơi 1 mình, vì giám đốc bệnh viện không cử bác sĩ ra chơi với mình, còn bệnh nhân tâm thần thì hồi đó không có (chả hiểu sao hồi đó đói kém, chiến tranh, khổ sở thế mà lại không có bọn tâm thần, chả như giờ bọn tâm thần đầy dẫy từ nhà mình sang nhà hàng xóm, ngoài phố, trong quán phở, quán xôi, giữa chợ, trong công sở - trừ bệnh viện tâm thần). Hàng ngày ở phòng cấp cứu các bác sĩ mổ lợn hoặc móc mắt hoặc cưa tay hoặc chặt chân hoặc 2 trong 3 thứ đó hoặc cả 3 (mình đã thấy có 1 anh như thế), mà hồi đó thuốc mê thiếu trầm trọng, thậm chí thuốc tê cũng chả có, bác sĩ vài năm không thấy mùi cồn ete (lý do tại sao môi trường bệnh viên trong sạch đấy), toàn Vân Trường cạo xương chữa thuốc thôi. Ghê. Thi thoảng chán khu kho có mấy bộ xương và đầu lâu (thật 100% nhá) mình lượn tới phòng cấp cứu. Ở cửa phòng có 1 cái chậu, bác sĩ Chính (khoa ngoại, chuyên uống rượu chân gà) cứ cưa xong 1 món lại quăng ra nghe cái xoảng. Hành lang phòng cấp cứu dài đến 20m, âm u, lạnh. Cái tiếng xoảng đấy vang đi trong hành lang tối đó nghe thật lắm. Mình thường lấy bàn tay xếp thành 1 bên, bàn chân 1 bên, đôi khi lấy những cái tay chân đủ dài để giả làm người lớn. Gần máu lâu ngày nó sinh vô cảm, nên sống trong đống bùn hỗn độn con lợn nó sinh ra hôi thối. Điều đó lý giải nhiều người coi điều thiện là đương nhiên trong khi người khác lại lấy điều ác là lẽ công bằng.