Học xong càng thấy zống Lợn

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Phần I: Ký ức ấu thơ - Hà Giang những năm 84-85

Entry cũ trên FB, cop lại sửa chữa tí để mần kỷ niệm.



Nhớ lại chuyện hồi nhỏ mới lớp 1, ngồi xem tivi ở nhà ông ngoại trên cái ghế con (hồi hổi nhà ông có con neptuyn) thì con Lu - 1 em beggie nặng tới 50 cân mà ông nuôi chả hiểu sao rất ghét mình hehe đcc - lén đi tới và cắn 1 phát vào má (vện bảo tại mặt mình giống và có mùi đống cứt), mình nổi điên lên vác 1 cây gậy lao vào nó, nó bỏ chạy, mình đuổi nó vòng quanh xóm 2 vòng, máu trào xuống ướt hết áo (đông xuân :D) và chả đuổi kip (tất nhiên rồi). Nhưng từ đó nó sợ mình ra mặt tmt chả hiểu tại bị mình đuổi hay hôm đó bị ông ngoại xích lại cho 1 trận thừa sống thiếu chết. Sau nghĩ lại thấy mình ngu, tự nhiên đi đuổi chó dù biết đuổi chả được (chắc mặt giống đống cứt mà não thì giống đống phân) - thật vô ích vì đàng nào nó cũng bị không ông ngoại thì các cậu sẽ cho 1 trận ra trò.Từ đó rút ra kinh nghiệm đã nêu trên. Kệ nó, cứ từ từ mọi điều cũng rõ ràng thôi. Và trò nào tay bẩn đều bị cô bắt đi rửa cả.

Đến giờ mình vẫn còn vết sẹo mờ trên má (khâu 9 mũi đấy - chính mẹ mình khâu bằng chỉ mổ mắt tự tiêu - mình vẫn nhớ tay mẹ run run khi khâu). May mà là mẹ mình khâu chứ đưa xuống bệnh viên của bác sĩ Năm (lúc đó là giám đốc BV đa khoa HG) cho mấy ông bác sĩ mà sau này mình lớn mới dám trêu mấy bác ấy là bác sĩ "mổ lợn" thì bây giờ dễ có hẳn 1 con rết trên má :P. Dây với chó có thắng cũng để lại sẹo và chỉ người thân mới làm điều tốt nhất cho mình hehe.

Lại nhớ chuyện Bệnh viện. Hồi hổi mama toàn điệu cổ mình xuống viện để học 1 buổi (xưa cấp I chỉ học 1/2 ngày), học xong lang thang trong khuôn viên bệnh viện (vện nói như thằng điên), nói thật cho mấy bạn là khuôn viên bệnh viện hồi đó giống vườn quốc gia Alaska bây giờ (vắng tanh, nhiều hoa và có 1 cây chi lăng thơm lừng). Hồi hổi nhà nghèo, đói ăn nên có 1 món mình mê vô cùng là món lòng già rán ròn (như trẻ em thế hệ 0x mê KFC ý). Hồi đó cũng không ý thức được đó là khúc trực tràng (thuật ngữ y học) vốn chỉ chứa cứt. Lại nhắc mấy bác bác sĩ mổ lợn toàn mổ ruột thừa xong cho mình, và mình đem về đòi mẹ rán cho ăn (hồi đó lớp 1 à), mẹ.. éo cho ăn, cáu. Có 1 lần tự nướng và cắn 1 miếng, cũng ngon chả khác gì khúc chứa cứt của lợn cả. Đôi khi ăn thịt đồng loại (lợn) còn ngon hơn thịt người.

Lại nói chuyện thịt thà, hồi đó chiến tranh với Khựa, ngày nào cũng có hàng đoàn thương binh từ các chốt vùng Thanh Thủy và Yên Minh lũ lượt vào bệnh viện (bệnh viên quân y, dã chiến và cả dân y đều đầy ắp cả - các xe GAT 06 còn chứa xác người, chủ yếu là lính tân binh 17-18 từ Thái Bình, Nam Định có ngọn, chống chất lên nhau chạy qua cửa nhà cơ). Thôi không lan man, hồi đó mình hay bị chơi 1 mình, vì giám đốc bệnh viện không cử bác sĩ ra chơi với mình, còn bệnh nhân tâm thần thì hồi đó không có (chả hiểu sao hồi đó đói kém, chiến tranh, khổ sở thế mà lại không có bọn tâm thần, chả như giờ bọn tâm thần đầy dẫy từ nhà mình sang nhà hàng xóm, ngoài phố, trong quán phở, quán xôi, giữa chợ, trong công sở - trừ bệnh viện tâm thần). Hàng ngày ở phòng cấp cứu các bác sĩ mổ lợn hoặc móc mắt hoặc cưa tay hoặc chặt chân hoặc 2 trong 3 thứ đó hoặc cả 3 (mình đã thấy có 1 anh như thế), mà hồi đó thuốc mê thiếu trầm trọng, thậm chí thuốc tê cũng chả có, bác sĩ vài năm không thấy mùi cồn ete (lý do tại sao môi trường bệnh viên trong sạch đấy), toàn Vân Trường cạo xương chữa thuốc thôi. Ghê. Thi thoảng chán khu kho có mấy bộ xương và đầu lâu (thật 100% nhá) mình lượn tới phòng cấp cứu. Ở cửa phòng có 1 cái chậu, bác sĩ Chính (khoa ngoại, chuyên uống rượu chân gà) cứ cưa xong 1 món lại quăng ra nghe cái xoảng. Hành lang phòng cấp cứu dài đến 20m, âm u, lạnh. Cái tiếng xoảng đấy vang đi trong hành lang tối đó nghe thật lắm. Mình thường lấy bàn tay xếp thành 1 bên, bàn chân 1 bên, đôi khi lấy những cái tay chân đủ dài để giả làm người lớn. Gần máu lâu ngày nó sinh vô cảm, nên sống trong đống bùn hỗn độn con lợn nó sinh ra hôi thối. Điều đó lý giải nhiều người coi điều thiện là đương nhiên trong khi người khác lại lấy điều ác là lẽ công bằng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét